[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Bộ Nhạc
admin Wednesday, 03-08-2022, 5:04 PM | Message # 1
Lieutenant general
Nhóm: Administrators
Bài viết: 756
Danh tiếng: 0
部樂

A: Department of Music.

P: Département de Musique.

Bộ là một ngành. Nhạc: Âm nhạc. Bộ Nhạc là cơ quan chuyên môn đào tạo các nhạc sĩ cổ nhạc của Ðạo và tổ chức các Ban Nhạc trong việc cúng tế và lễ nghi trong Ðạo.

Bộ Nhạc và các phẩm Chức sắc của Bộ Nhạc được chánh thức thành lập theo Thánh Lịnh số 25 của Ðức Phạm Hộ Pháp ký ngày 29-3-Tân Mão (dl 4-5-1951).

Xin chép nguyên văn Thánh Lịnh nầy:
 
admin Wednesday, 03-08-2022, 5:05 PM | Message # 2
Lieutenant general
Nhóm: Administrators
Bài viết: 756
Danh tiếng: 0
Attachments: 3247892.jpg (20.9 Kb)
 
admin Thursday, 04-08-2022, 1:26 PM | Message # 3
Lieutenant general
Nhóm: Administrators
Bài viết: 756
Danh tiếng: 0
THÁNH LỊNH

HỘ PHÁP
Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Ðài
Hiệp Thiên và Cửu Trùng


Chiếu y Tân Luật và Pháp Chánh Truyền;

Chiếu y Ðạo Luật ngày 16 tháng Giêng năm Mậu Dần (15-2-1938) giao quyền Thống Nhứt Chánh Trị Ðạo cho Hộ Pháp nắm giữ đến ngày có Ðầu Sư chánh vị;

Chiếu y Sắc Lịnh số 51 ngày mồng 9 tháng 11 Bính Tý (22-12-1936) định phần phong thưởng cho Lễ Sĩ và Giáo Nhi đầy đủ 5 năm công nghiệp;

Nghĩ vì Ban Lễ đã định phận thì Bộ Nhạc cũng được hưởng đặc ân của Hội Thánh đặng tiến bước lập vị.

THÁNH LỊNH:

Ðiều thứ 1: Trong Bộ Nhạc của Tòa Thánh có 9 phẩm ân phong như sau nầy:
 
admin Thursday, 04-08-2022, 1:28 PM | Message # 4
Lieutenant general
Nhóm: Administrators
Bài viết: 756
Danh tiếng: 0
1. Nhạc Sĩ
2. Bếp Nhạc
3. Cai Nhạc
4. Ðội Nhạc
5. Quản Nhạc
6. Lãnh Nhạc
7. Ðề Nhạc
8. Ðốc Nhạc
9. Nhạc Sư
 
admin Thursday, 04-08-2022, 1:28 PM | Message # 5
Lieutenant general
Nhóm: Administrators
Bài viết: 756
Danh tiếng: 0
Ðiều thứ 2: Bộ Nhạc chuyên chú về tài năng nghệ thuật thì từ hạ phẩm đến thượng phẩm, mỗi cấp đều có khoa mục đặng tuyển chọn danh nhơn để điều khiển nội Ban.

Trong mỗi kỳ khoa mục, vị nào đủ tài ứng thí thì được phép xin thi và mỗi khi thi đậu là mỗi lần được thăng phẩm, nhưng không được xin ứng thí vượt bậc.

Ðiều thứ 3: Nếu thi rớt vì không đủ tài thì ở lại phẩm cũ, chờ đủ 5 năm công nghiệp mới được cầu ân phong.

Phẩm Nhạc Sư đủ 5 năm công nghiệp thì thăng lên Phối Sư hay là Tiếp Lễ Nhạc Quân nếu có khuyết.

Ðiều thứ 4: Chín phẩm trong Bộ Nhạc đối với 9 phẩm của HTÐ hay các phẩm khác của CTÐ và PT như sau nầy:
 
admin Thursday, 04-08-2022, 1:32 PM | Message # 6
Lieutenant general
Nhóm: Administrators
Bài viết: 756
Danh tiếng: 0
Attachments: 1179799.jpg (78.5 Kb)
 
admin Thursday, 04-08-2022, 1:33 PM | Message # 7
Lieutenant general
Nhóm: Administrators
Bài viết: 756
Danh tiếng: 0
Ðiều thứ 5: Chư vị: Bảo Thế Tổng Thơ Ký Chánh Trị Ðạo, Khai Pháp Chưởng quản Bộ Pháp Chánh, Quyền Ngọc Chánh Phối Sư, Thượng Thống Lại Viện, Ðạo Nhơn Chưởng quản Phước Thiện, Phụ Thống Lễ Viện Hành Chánh, Phụ Thống Lễ Viện Phước Thiện, Nhạc Sư Bộ Nhạc, các tư kỳ phận, lãnh thi hành Thánh Lịnh nầy.

Tòa Thánh, ngày 29 tháng 3 năm Tân Mão.
(4-5-1951)


HỘ PHÁP
(ấn ký)
 
admin Thursday, 04-08-2022, 1:33 PM | Message # 8
Lieutenant general
Nhóm: Administrators
Bài viết: 756
Danh tiếng: 0
(*) Ghi chú:

Chỗ đối phẩm của Nhạc Sư trong Ðiều thứ 4 của Thánh Lịnh nầy, có điều chỉnh lại đúng theo lời dạy của Ðức Phạm Hộ Pháp giáng cơ trong Ðàn cơ tại Cung Ðạo Ðền Thánh đêm 25-6-Nhâm Tý (dl 4-8-1972), xin xem bên dưới.

Khi trước, Ðiều thứ 4 trong Thánh Lịnh ghi là: Nhạc Sư đối phẩm Tiếp Dẫn Ðạo Nhơn (HTÐ), Phối Sư (CTÐ), Hiền Nhơn, Thánh Nhơn (CQPT). Ðiều nầy trái với Ðiều thứ 3 bên trên: "Nhạc Sư có đủ 5 năm công nghiệp mới được cầu thăng lên Phối Sư hay là Tiếp Lễ Nhạc Quân nếu có khuyết."

Vì có sự không khớp nhau giữa Ðiều thứ 3 và Ðiều thứ 4 trong cùng một Thánh Lịnh như thế, nên trong Ðàn cơ tại Cung Ðạo Ðền Thánh đêm 25-6-Nhâm Tý (dl 4-8-1972) hồi 20 giờ 15 phút, Phò loan: Hiến Pháp và Khai Ðạo, Ngài Bảo Ðạo Hồ Tấn Khoa bạch cùng Ðức Phạm Hộ Pháp: "Theo Thánh Lịnh số 25/TL, Ðiều thứ 3 định phẩm Nhạc Sư sau 5 năm công nghiệp được cầu phong vào phẩm Phối Sư, nhưng qua Ðiều thứ 4, Nhạc Sư cho đối phẩm Phối Sư và Hiền Nhơn, Thánh Nhơn bên Phước Thiện. Hai điều đó không phù hợp nhau. Xin Ðức Ngài chỉ dạy.

Ðức Phạm Hộ Pháp giáng cơ đáp: Cho đối phẩm Giáo Sư, sau 5 năm được đối phẩm Phối Sư."
 
admin Thursday, 04-08-2022, 1:35 PM | Message # 9
Lieutenant general
Nhóm: Administrators
Bài viết: 756
Danh tiếng: 0
Ðạo phục của các Chức sắc Bộ Nhạc:

"Ngày 22-8-Ðinh Hợi (6-10-1947), quí ông Nhạc Sư Võ Văn Chở, Ðốc Nhạc Ðinh Văn Biện và Ðề Nhạc Hồ Văn Sai có văn bản thỉnh giáo Ðức Hộ Pháp về Ðạo phục của Chức sắc Bộ Nhạc, được Ðức Hộ Pháp bút phê, nguyên văn như sau:

"Bần đạo đã dạy trước rằng, mặc sắc phục hồng (màu đỏ), áo đỏ, quần trắng, như các vị võ sĩ cựu, có viền kim tuyến bạc nơi cổ nơi tay, ngay ngực có mang ba màu đạo, chính giữa thêu hình cây đờn tỳ bà. Dưới cây đờn thì để chức tước của vị Chức sắc ấy, áo cụt khỏi trôn mà thôi. Từ Nhạc Sĩ trở lên tới Quản Nhạc viền kim tuyến bạc, từ Ðề Nhạc đổ lên viền kim tuyến vàng."

Ngày 27-11-Kỷ Sửu (15-1-1950), Ngài Bảo Thế, Thừa quyền Hộ Pháp, có sao lời phê trên gởi cho Ông Phụ Thống Lễ Viện Phước Thiện và Nhạc Sư Võ Văn Chở qua đạo thư số 84.

Như vậy, Chức sắc Bộ Nhạc đều mặc đại phục y như nhau theo lời dạy trên, chỉ phân biệt ở tước phẩm ghi phía dưới cây đờn tỳ bà trên tam sắc đạo thêu nơi ngực và màu kim tuyến viền nơi cổ và tay. Ðức Hộ Pháp không có dạy về mão và tiểu phục của Chức sắc Bộ Nhạc, nhưng trên thực tế thì Chức sắc Bộ Nhạc đội mão và mặc tiểu phục như sau:

a) Mão đại phục: Gọi là Hỗn Nguơn mạo có hình dáng như mão Ngưỡng Thiên của Giáo Hữu phái Ngọc nhưng thấp hơn một chút (cao khoảng 12 cm), giữa mão, ngay trước trán có Tam sắc đạo, gác xéo một cây đờn tỳ bà.

b) Tiểu phục: Từ Nhạc Sư đổ xuống Nhạc Sĩ đều mặc áo tràng trắng, có thắt ngang lưng một sợi dây nịt trắng như tiểu phục của Chức sắc HTÐ từ phẩm Cải Trạng đổ xuống Luật Sự. Ðầu đội Bán Nguyệt mạo như cái calot trắng (giống mão của Ðầu Phòng văn), ngay giữa trán có huy hiệu hình chữ nhựt bằng kim khí, trên có Tam sắc đạo và cây đờn tỳ bà gác xéo."

Năm 1952, Ðức Phạm Hộ Pháp ra Thánh Lịnh mở khóa thi tuyển Nhạc Sĩ và Bếp Nhạc đặng bổ khuyết cho đủ số ứng dụng trong Ðạo. Nguyên văn Thánh Lịnh ấy chép ra dưới đây:
 
admin Thursday, 04-08-2022, 1:37 PM | Message # 10
Lieutenant general
Nhóm: Administrators
Bài viết: 756
Danh tiếng: 0

THÁNH LỊNH

HỘ PHÁP
Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Ðài
Hiệp Thiên và Cửu Trùng
Attachments: 3897326.jpg (18.9 Kb)
 
admin Thursday, 04-08-2022, 1:37 PM | Message # 11
Lieutenant general
Nhóm: Administrators
Bài viết: 756
Danh tiếng: 0
Chiếu y Tân Luật và Pháp Chánh Truyền;

Chiếu y Ðạo Luật ngày 16 tháng Giêng năm Mậu Dần (15-2-1938) giao quyền Thống Nhứt Chánh Trị Ðạo cho Hộ Pháp nắm giữ đến ngày có Ðầu Sư chánh vị;

Nghĩ vì cần mở Khoa thi Nhạc Sĩ và Bếp Nhạc đặng bổ khuyết cho đủ số ứng dụng trong cửa Ðạo.

Do theo lời phê của Hộ Pháp ngày 6 tháng 10 Tân Mão phân định thể thức khoa mục Nhạc Sĩ và các cấp trong Bộ Nhạc.
 
admin Thursday, 04-08-2022, 1:38 PM | Message # 12
Lieutenant general
Nhóm: Administrators
Bài viết: 756
Danh tiếng: 0
THÁNH LỊNH


Ðiều thứ 1: Khoa thi Nhạc Sĩ và Bếp Nhạc sẽ mở tại Tòa Thánh ngày rằm tháng chạp năm Tân Mão tại Báo Ân Từ đúng 3 giờ chiều. Những đơn xin thi phải đệ lên Văn phòng HTÐ ngày 14 tháng chạp Tân Mão là ngày chót.

Ðiều thứ 2: Thể thức thi Nhạc Sĩ là: Biết cầm một cây đờn và trọn hiểu nhạc khi có Tiểu đàn và Ðại đàn, Nhạc trống tiếp giá. Thể thức thi Bếp Nhạc là: Biết trọn nghi lễ và nhạc nghệ về tài tử.

Ðiều thứ 3: Ban Giám khảo trong cuộc thi nầy là:
 
admin Thursday, 04-08-2022, 1:39 PM | Message # 13
Lieutenant general
Nhóm: Administrators
Bài viết: 756
Danh tiếng: 0

Bảo Thế - Tổng Thơ Ký Chánh Trị Ðạo

Chủ tọa.

Nhạc Sư Võ Văn Chở

Giám khảo.

Giáo Hữu Thái Huỡn Thanh

Giám khảo.

Chí Thiện Lê văn Phuông

Giám khảo.

 
admin Thursday, 04-08-2022, 1:40 PM | Message # 14
Lieutenant general
Nhóm: Administrators
Bài viết: 756
Danh tiếng: 0
Ðiều thứ 4: Vị Bảo Thế Tổng Thơ Ký Chánh Trị Ðạo và Chức sắc có danh sách trong Ban Giám khảo, các tư kỳ phận, lãnh thi hành Thánh Lịnh nầy.

Lập tại Tòa Thánh, ngày 9 tháng 12 Tân Mão.
(5-1-1952)

HỘ PHÁP
(ấn ký)
 
admin Thursday, 04-08-2022, 1:41 PM | Message # 15
Lieutenant general
Nhóm: Administrators
Bài viết: 756
Danh tiếng: 0
(Xem tiếp: Tiếp Lễ Nhạc Quân, vần T)

Ngày 25-10-Mậu Thân (dl 14-12-1968), Bộ Nhạc khánh thành HỌC ÐƯỜNG BỘ NHẠC TRUNG ƯƠNG để đào tạo nhơn tài cho Bộ Nhạc và cũng để gìn giữ và phụng sự nền Âm nhạc cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

Trong dịp nầy, Ngài Ngọc Chánh Phối Sư có đọc lời Cảm Tưởng, trích ra sau đây:

"Bởi truyền thống của mối Ðạo là Nho Tông Chuyển Thế, Ðức Chí Tôn dùng Nhạc để chế ngự lòng phàm, hóa lòng người, khiến cho được chí thiện chí mỹ. Trên sở năng hoát truyền Lễ Nhạc, người Nhạc sĩ nên ghi nhớ lời dạy của Ðức Chí Tôn như sau: Ngày nào Lễ Nhạc được hoàn toàn thì Ðạo mới mong thành lập, mà Lễ Nhạc tức nhiên Hội Thánh của Ðức Khổng Phu Tử đó vậy.

Ấy vậy, Nhạc sản xuất trong tinh thần, mà tinh thần mới thật là Ðạo, và trong Nhạc biểu tượng cho sự Lễ, như chúng ta đã thấy một bằng cớ là khi hòa đờn cùng nhau, mặc dù ngón đờn của mỗi người đều khác, sự hay dở, song cái nhịp trường canh là qui củ phải nương theo, nếu không tùng, chẳng khi nào hòa nhạc cùng nhau được, bởi khuôn khổ của Nhạc là hòa, ấy là Lễ vậy. Trong tương lai, nơi nầy sẽ là chỗ đào luyện tinh thần Lễ Nhạc điều hòa của Nho Tông Chuyển Thế, vì Nhạc có thế lực rất mạnh về đường đạo đức để sửa lòng người cho ngay chính hòa thuận."

Cũng trong dịp nầy, Ðức Thượng Sanh Quyền Chưởng quản HTÐ ban Huấn Từ, trích ra sau đây:

"Học Ðường của Bộ Nhạc đã hoàn thành, đó là một công quả đáng ghi của Chức sắc Bộ Nhạc. Giờ đây, vị Chưởng quản và Chức sắc Bộ Nhạc phải gắng công đào luyện đàn em cho thành tài, đồng thời trau luyện nghệ thuật mình cho đến chỗ tận thiện tận mỹ, trước để phụng sự nền Ðạo, sau để nâng cao phẩm giá của âm nhạc là môn học rất trọng yếu của Khổng giáo.

Khi mới khai sáng nền Ðạo, Ðức Chí Tôn rất trọng Nhạc và Lễ, vì cái hay của Lễ là giữ trật tự bên ngoài, cái hay của Nhạc là tạo sự điều hòa để kềm chế tâm tình bên trong cho khỏi vọng niệm.

Lễ và Nhạc cùng hợp nhau và nếu giữ đúng nề nếp thì đàn cúng mới nghiêm chỉnh, được bao trùm một bầu không khí huyền diệu thiêng liêng khiến chúng ta cảm tưởng là có Ðức Chí Tôn và chư Tiên Phật giáng ngự để ban ơn cho toàn đạo.

Trái lại, nếu Lễ không nghiêm, Nhạc không hòa, thì đàn cúng có cái trạng thái hỗn loạn khiến cho người đến lễ bái có một tâm trung xao xuyến, tinh thần bất định. Ðó là một sự thất lễ đối với các Ðấng thiêng liêng, và như vậy Ðức Chí Tôn không khi nào giáng đàn, tà quái có thể thừa dịp xung nhập gây nên điều rắc rối. Trong nhiều đàn cúng lúc ban sơ, Chức sắc thường bị Ðức Chí Tôn giáng cơ quở trách vì đàn không nghiêm, Lễ Nhạc còn khuyết điểm.

Trong năm Ất Tỵ (1965), Ðức Hộ Pháp cũng có giáng cơ tại Ðền Thánh dạy Chức sắc Bộ Nhạc nên trau luyện Nhạc điệu vì nghệ thuật còn kém. Sự kém cỏi đó, có lẽ một phần do Nhạc Sĩ thiếu tập duợt, hoặc có thụ huấn mà chưa nhuần nhã.

Tôi ước mong mỗi Chức sắc Bộ Nhạc nên lưu tâm để tự mình trau luyện cho đúng mứcđộ nghệ thuật. Thưởng thức một bài đờn hay như nghe một bài thi sắc sảo, một câu đờn tao nhã điêu luyện như một câu thi tuyệt bút, có mãnh lực gợi cảm làm xúc động tâm hồn.

Vì vậy thời xưa, các Ðấng Ðế Vương dùng Nhạc để cảm hóa lòng người trong đạo trị dân, vì Nhạc có thể khiến cho dân trở nên thuần hậu và có thể di phong dịch tục.

Nhạc là món ăn tinh thần đứng đầu trong bốn thú phong lưu của Thánh Hiền thời xưa: Cầm, Kỳ, Thi, Họa, và các bậc Thánh Hiền đã dùng Nhạc để đạt đến lý tưởng cao siêu, giúp ích cho sự an bang tế thế, xây dựng nước nhà. Vì Nhạc có cái thế lực quan trọng như vậy, nên Ðức Khổng Tử soạn ra Kinh Nhạc và cho đứng vào hàng Ngũ Kinh là: Kinh Dịch, Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Lễ, Kinh Nhạc. Về sau, Ngài làm bộ sách Xuân Thu, nhập với năm bộ sách trước gọi là Lục Kinh.

Sau khi Ðức Khổng Tử mất, kế đến nhà Tần có việc đốt sách thì những Kinh ấy bị thiêu hủy hoặc thất lạc ít nhiều, nhứt là Kinh Nhạc thì mất gần hết, chỉ còn lại có một thiên, sau đem nhập vào bộ Lễ Ký đặt tên là thiên Nhạc Ký, thành thử trong sáu bộ Kinh chỉ còn lại có Ngũ Kinh là: Kinh Dịch, Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Lễ và Kinh Xuân Thu.

Tánh của Ðức Khổng Tử hay ưa thích đàn hát. Lúc Ngài ở nước Tề ham học Nhạc Thiều, trong ba tháng say mê cho đến đỗi ăn không biết mùi vị. Ngài nói: Ta chẳng ngờ học Nhạc vui đến như thế (Bất đồ vi Nhạc chi chí ư tư dã.)

Khi Ngài châu lưu khắp thiên hạ thì bên mình không khi nào rời cây đàn Ngũ huyền cầm. Quan niệm của Ngài là tiếng đàn thanh nhã có thể nâng cao tinh thần và trụ vững tâm chí siêu nhân của người quân tử. Lúc Ngài bị vây giữa khoảng nước Trần và nước Sái, bảy ngày không nấu ăn, chỉ ăn rau luộc suông, các đệ tử như Tử Lộ, Nhan Hồi, Tử Cống , vv... đều băn khoăn lo sợ cho Ngài, nhưng Ngài vẫn ung dung ngồi đàn hát.

Chúng ta thấy rõ Thánh nhơn trọng dụng âm nhạc như vậy vì Nhạc nghệ là một bộ môn văn hóa cao đến tột độ và Nhạc Thiều có mãnh lực huyền bí cao siêu, giúp an dân trị nước, cải hóa xã hội.

Du Bá Nha đập nát Dao cầm, thề không đờn nữa vì người bạn tri âm là Chung Tử Kỳ đã mất thì không còn ai biết nghe tiếng đờn của mình. Khổng Minh Gia Cát Lượng mượn tiếng đờn mà lui giặc Tư Mã Ý. Trương Tử Phòng nhờ có giọng tiêu ai oán mà trong một đêm giải tán tám ngàn đệ tử của Sở Bá Vương tại Cửu Lý San để cho Lưu Bang diệt được kẻ thù chung của thiên hạ, lập nên cơ nghiệp nhà Hớn hơn 400 năm.

Công dụng của Nhạc Thiều thời xưa thì cao thượng như vậy. Ngày nay, người ta dùng âm nhạc làm công cụ cho chủ nghĩa con buôn trên sân khấu, khiến nên nhạc sĩ vì kế sanh nhai phải bán rẻ tài nghệ, làm cái giá trị của Quốc Nhạc phải bị hạ thấp đến cực điểm.

Trong cửa Ðại Ðạo, chúng ta phải nâng đỡ ngành âm nhạc, phải bảo tồn nhạc điệu cổ truyền để lưu lại cho đất nước tinh hoa của một nghệ thuật thuần túy, mặc dù cái tinh hoa ấy nay chỉ còn phưởng phất chút dư hương do sự phế cựu hoán tân của giới nhạc sĩ trong nước. Ði ngược với trào lưu thoái bộ đó, chúng ta không nên coi thường môn âm nhạc và phải cố tâm gìn giữ cái chơn giá trị của nó. Dù Nhạc Lễ hay Nhạc điệu tài tử cổ truyền, mỗi môn đều có cái hay riêng đặc biệt. Nếu học Nhạc dù là môn nào, phải cố gắng học đến chỗ cùng cực uyên thâm, năng luyện tập trau giồi để ngày càng thêm tiến triển mới đáng gọi là biết yêu nghệ thuật.

Từ đây, Bộ Nhạc Trung Ương đã có một ngôi Học Ðường làm nơi đào tạo nhơn tài, Chức sắc đàn anh trong Bộ Nhạc phải ra công dìu dắt Nhạc Sĩ thế nào cho khỏi mang tiếng hữu danh vô thực.

Với sự mong ước nói trên, tôi xin cầu chúc vị Chưởng quản và Chức sắc Bộ Nhạc thành công mỹ mãn để phục vụ cho nghệ thuật và cho nền Ðại Ðạo."

Nay kính. (THƯỢNG SANH Cao Hoài Sang)

HTÐ: Hiệp Thiên Ðài.
CTÐ: Cửu Trùng Ðài
PT: Phước Thiện
 
  • Page 1 of 1
  • 1
Search: