[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Archive - read only
Cầu cơ
trongtp Sunday, 13-02-2011, 3:43 PM | Message # 1
Colonel
Nhóm: Postor
Bài viết: 164
Danh tiếng: 0
Cây cơ được làm bằng một cái giỏ đan bằng tre hay mây, phất giấy lên rồi bọc vải vàng, nơi miệng giỏ có tra một cái cán dài bằng gỗ, đầu cán có chạm hình cái đầu con chim loan, và gắn vào cán một cọng mây, nhìn giống như cái trục đờn, dùng để viết ra chữ. Cây cơ nầy được gọi là Ngọc cơ (ý nói cây cơ quí báu). Nếu Ngọc cơ kích thước nhỏ thì gọi là Tiểu Ngọc cơ, nếu có kích thước lớn thì gọi là Ðại Ngọc cơ. Khi cầu Ðức Chí Tôn và Ðức Phật Mẫu thì phải dùng Ðại Ngọc cơ.

Cầu cơ là cầu xin một Ðấng thiêng liêng giáng xuống làm cho Ngọc cơ chuyển động viết ra chữ, tạo thành một bài văn dạy Ðạo. Muốn cầu cơ thì phải có hai vị Chức sắc HTÐ làm đồng tử phò cơ, và phải lập Ðàn cầu cơ.

Trong Ðàn cầu cơ hay nói tắt là Ðàn cơ, phải có một vị đạo đức khả kính làm Chủ đàn, hai vị Ðồng tử phò cơ, một vị Hầu bút làm độc giả để đọc chữ do cơ viết ra, một vị Ðiển ký để ghi chép bài giáng cơ, và nhiều vị hầu đàn.

Người Chủ đàn cúng cầu nguyện, rồi hai vị đồng tử vào phò cơ, nâng giỏ cơ lên chờ đợi. Khi có một Ðấng thiêng liêng giáng đàn thì Ngọc cơ chuyển động và bắt đầu viết chữ bóng trên mặt bàn. Những năm trước ngày Khai Ðạo, khi lập Ðàn cơ, người Chủ đàn và các vị Hầu đàn phải đọc Bài Kinh Cầu Cơ gọi là Bài Trời Còn.

Gốc tích của Bài Trời Còn: Năm Ðinh Tỵ (1917), Ngài Ngô Văn Chiêu hầu đàn Hiệp Minh ở Cái Khế Cần Thơ, để cầu xin thuốc trị bịnh cho thân mẫu, Ngài được Ơn Trên ban cho bài thuốc và một bài thơ 10 câu. Về sau, Ngài Ngô Văn Chiêu viết nối thêm 4 câu để làm Bài Kinh Cầu cơ, rồi lấy hai chữ đầu bài đặt tên cho bài kinh, gọi là Bài Trời Còn.

Sau đây, xin chép lại Bài Kinh Cầu cơ: Trời Còn:

KINH CẦU CƠ

1. Trời còn sông biển đều còn,
Khắp xem cõi thế, núi non đượm nhuần.
Thanh minh trong tiết vườn xuân,
Phụng chầu hạc múa, gà rừng gáy reo.
Ðường đi trên núi dưới đèo,
Lặng tìm cao thấp, ải trèo chông gai.
Phận làm con thảo há nài,
Biết phương Tiên Phật, Bồng Lai mà tìm.
Xem qua xét lại cổ kim,
10. Một bầu Trời Ðất thanh liêm chín mười.
Vàng trau ngọc chuốt còn tươi,
Bền lòng theo Phật cho người xét suy.
Thần Tiên vốn chẳng xa chi,
14. Có lòng chiêm ngưỡng nhứt thì giáng linh.

Ðọc xong bài Kinh nầy thì lạy mừng, xong giữ sự yên lặng, thanh tịnh và trang nghiêm để Ðức Chí Tôn giáng dạy.

Thời ÐÐTKPÐ, Ðức Chí Tôn không đầu kiếp xuống cõi trần mang xác phàm, mà Ðức Chí Tôn chỉ dùng huyền diệu cơ bút, giáng dạy để khai mở Ðạo Cao Ðài.

Trong khoảng từ năm 1924 đến năm 1927, Ðức Chí Tôn mở cơ Phổ Ðộ nhơn sanh nên cho phép lập sáu Ðàn cơ để Ðức Chí Tôn và các Ðấng thiêng liêng giáng cơ dạy Ðạo và thâu nhận môn đồ nhập môn vào Ðạo. Người ta thường gọi các Ðàn cơ ấy là Ðàn thỉnh Tiên. Sáu Ðàn cơ Phổ Ðộ thường lệ đó là:

1. Ðàn Cầu Kho: tại nhà ông Ðoàn Văn Bản, ông Phủ Vương Quan Kỳ chứng đàn, phò loan là hai ông: Nguyễn Trung Hậu và Trương Hữu Ðức.

2. Ðàn Chợ Lớn: tại nhà Ông Cựu Thượng Nghị viện Lê Văn Trung, chủ nhà và quan Phủ Lê Bá Trang luân phiên chứng đàn, phò loan: Cao Hoài Sang và Cao Quỳnh Diêu.

3. Ðàn Tân Ðịnh: tại nhà Ông Nguyễn Ngọc Thơ, chủ nhà chứng đàn, phò loan: Phạm Công Tắc và Cao Quỳnh Cư.

4. Ðàn Thủ Ðức: tại nhà ông Ngô Văn Ðiều, chủ nhà chứng đàn, phò loan: Huỳnh Văn Mai và Võ Văn Nguyên.

5. Ðàn Tân Kim: tại nhà ông Hội Ðồng Nguyễn Văn Lai, quan Phủ Nguyễn Ngọc Tương và ông Lê Văn Lịch luân phiên chứng đàn, phò loan: Ca Minh Chương và Phạm V. Tươi.

6. Ðàn Lộc Giang: tại chùa Phước Long của ông Yết Ma Giống, chứng đàn là quan Phủ Mạc Văn Nghĩa, phò loan là Trần Duy Nghĩa và Trương Văn Tràng.

Ngoài sáu Ðàn cơ thường lệ nầy, Ðức Chí Tôn còn dạy lập Ðại Ðàn ở nhiều chỗ khác khi cần để giúp vào cơ Phổ Ðộ.

Ðức Chí Tôn còn dạy lập tại nhà riêng của Ông Trần Văn Tạ một Ðàn cơ để cứu chữa bịnh nhơn. Công quả ấy về phần Ông Trần Văn Tạ và con là Trần Văn Hoằng.

Trong nhơn sanh, nhiều vị bắt chước lập Ðàn cầu cơ mà không có lịnh của Ðức Chí Tôn, nhiều Ðàn cơ ô trược, không trang nghiêm, vị chứng đàn không đủ đạo đức, các vị phò loan không do Ðức Chí Tôn chỉ định, người hầu đàn hám vọng, nên thường bị các chơn linh Quỉ Vị nhập vào, mạo xưng Tiên Phật, dẫn dắt nhơn sanh vào Tà đạo.

Người phàm mắt thịt không thể phân biệt được ai là Thần Tiên chơn chánh, ai là Tà Quái Quỉ Vương, do đó sanh ra một trường tranh luận náo nhiệt, người nói vầy, kẻ nói khác, khiến cho đức tin của nhơn sanh bị dao động dữ dội.

Do đó, Ðức Chí Tôn dạy Ngưng Cơ bút Phổ Ðộ:
Vào ngày 1-6-1927, Ðức Chí Tôn giáng dạy như sau:

"Còn cuối kỳ tháng 6 đây thì Thầy phải ngưng hết Cơ bút truyền Ðạo. Các con sẽ lấy hết chí thành đã un đúc bấy lâu mà lần hồi lập cho hoàn toàn mối Ðạo.

Nầy là lời đinh ninh sau rốt, khá lưu tâm.

Ai vạy tà nấy có phần riêng, cứ giữ nẻo thẳng đường ngay bước đến thang thiêng liêng, chờ ngày hội hiệp cùng Thầy. Ấy là điều quí báu đó." (TNHT)

Ngày nay, Cơ bút trong Ðạo Cao Ðài được giới hạn trong phạm vi HTÐ, đúng theo PCT đã định rõ.

Những Ðàn cơ quan trọng phải được tổ chức tại Cung Ðạo Tòa Thánh theo lịnh của Ðức Hộ Pháp, chưởng quản HTÐ, theo yêu cầu của Ðức Giáo Tông, chưởng quản CTÐ.

Hai vị Phò loan phải là hai vị Thời Quân HTÐ, Hầu bút là vị Chức sắc CTÐ, Ðiển ký là Chức sắc Bộ Pháp Chánh.

Không đọc bài Kinh Cầu cơ và bài Mừng thay như thuở trước, Chức sắc chứng đàn chỉ cầu nguyện hay dâng sớ cầu nguyện mà thôi.

Caodaitudien

 
  • Page 1 of 1
  • 1
Search: