[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Âm cực dương hồi
admin Saturday, 30-07-2022, 10:22 AM | Message # 1
Lieutenant general
Nhóm: Administrators
Bài viết: 756
Danh tiếng: 0
陰極陽回

A: The Yin tends towards maximum, the Yang returns.

P: Le Yin tend vers maximum, le Yang retoune.

Âm: Là một trong hai chất khí nguyên thủy do Thái Cực phân ra. Dương: Khí Dương. Cực: Ðến đầu cùng. Hồi: Trở lại.

Âm cực Dương hồi là khi khí Âm cực thịnh thì khí Dương khởi sanh trở lại. Ngược lại, Dương cực Âm hồi, nghĩa là khi khí Dương cực thịnh thì khí Âm khởi sanh trở lại.

Như vậy, hai khí Âm và Dương biến đổi một cách tuần hoàn, nhưng trái ngược nhau.

Quan sát khí Dương và khí Âm biến đổi trong một ngày đêm 24 giờ, chúng ta nhận thấy:

■ Lúc 0 giờ, tức là lúc 24 giờ hay 12 giờ khuya (giờ Tý), khí Âm cực thịnh, Khí Dương khởi sanh. (Âm cực Dương hồi)

■ Từ 0 giờ đến 6 giờ sáng (giờ Mẹo), khí Âm giảm dần, khí Dương tăng lên, để hai khí Dương và Âm cân bằng nhau.

■ Từ 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa (giờ Ngọ)ï, khí Âm tiếp tục giảm đến mức cực tiểu và triệt tiêu, rồi bắt đầu khởi sanh trở lại; đồng thời khí Dương tăng dần đến mức cực đại, và sau đó thì giảm dần. (Dương cực Âm hồi)

■ Từ 12 giờ trưa đến 18 giờ, tức 6 giờ chiều (giờ Dậu), khí Âm tăng dần, khí Dương tiếp tục giảm dần, để hai khí Âm Dương cân bằng nhau.

■ Từ 18 giờ (6 giờ chiều) đến 24 giờ (12 giờ khuya), khí Âm tiếp tục tăng cho đến cực đại, khí Dương giảm dần cho đến khi triệt tiêu, để rồi bắt qua 0 giờ thì khởi sanh trở lại.

Và một chu kỳ biến đổi mới bắt đầu giống y như trước.

Sau đây là hình vẽ biểu thị sự biến đổi tuần hoàn của hai khí Dương và Âm.



■ Ðường cong đậm liền nét tượng trưng sự biến đổi của cường độ khí Dương theo thời gian tính bằng giờ.

■ Ðường cong nét đứt đoạn biểu diễn sự biến đổi của cường độ khí Âm theo thời gian, cũng tính bằng giờ.

Ðó là khảo sát về cường độ của Âm Dương trong một ngày, để từ đó suy rộng hai yếu tố Âm Dương trong Trời Ðất.

Hai yếu tố Âm Dương luôn luôn đi đôi với nhau, có tính chất hoàn toàn tương phản nhau như Nóng với Lạnh, Nước với Lửa, Cứng với Mềm, nhưng không tiêu diệt nhau, mà lại tương tác dung hòa nhau, liên kết bổ sung cho nhau. Chính nhờ bản chất trái ngược mà tương tác đó, làm vạn vật chuyển biến luôn.

Âm Dương chính là cơ động tịnh nhiệm mầu của Trời Ðất. Nếu không có Âm Dương thì muôn vật không thể hóa sanh. Nhờ có Âm Dương tác động lẫn nhau nên mới tạo ra những cuộc biến hóa trong Trời Ðất và vạn vật mới phát triển. Nếu chỉ có một Âm hay chỉ có một Dương thì không sanh hóa, không tăng trưởng. (Cô Âm bất sanh, cô Dương bất trưởng).

Hai yếu tố Âm Dương lại vận chuyển theo hai chiều tương phản nhau: Nếu Dương thăng lên thì Âm giáng xuống, nếu Âm thu vào thì Dương tản ra ngoài, hay ngược lại, nếu Âm qua trái thì Dương quay sang phải.

Nếu có thăng mà không có giáng, có vào mà không có tản ra, có qua mà không có lại thì mọi vật sẽ bế tắc, không thể tiến hóa được. Tuy hai yếu tố Âm Dương tương phản nhau như thế, nhưng lại không thủ tiêu nhau mà bổ túc cho nhau, đi đến chỗ kết hợp với nhau, tạo thành giai ngẫu.
Attachments: 0025089.jpg (15.9 Kb)
 
admin Saturday, 30-07-2022, 10:34 AM | Message # 2
Lieutenant general
Nhóm: Administrators
Bài viết: 756
Danh tiếng: 0
[
 
admin Saturday, 30-07-2022, 10:34 AM | Message # 3
Lieutenant general
Nhóm: Administrators
Bài viết: 756
Danh tiếng: 0
Mặt khác, Âm trung hữu Dương căn, Dương trung hữu Âm căn, nghĩa là trong Âm có cái gốc Dương và trong Dương có cái gốc Âm.

Do đó, người xưa biểu thị hai yếu tố Âm Dương bằng hình vẽ trên: Vòng tròn bao bên ngoài là Thái Cực, vòng tròn ấy chia làm đôi theo hình chữ S, tức là Thái Cực sanh Lưỡng Nghi: Âm và Dương. Phần màu đen tượng trưng Âm, phần màu trắng tượng trưng Dương. Trong phần đen có một đốm trắng là: Trung Âm hữu Dương căn. Trong phần trắng có một đốm đen là: Trung Dương hữu Âm căn.

Chỗ phần Dương lớn nhứt (cực đại) thì tương ứng với phần Âm nhỏ nhứt (cực tiểu). Do đó, khi Dương tiến lên cực thịnh thì Âm triệt tiêu rồi khởi sanh, và ngược lại, khi Âm đi đến chỗ cực thịnh thì Dương triệt tiêu rồi khởi sanh.

Không bao giờ Dương thịnh mãi hay không bao giờ Âm thịnh mãi. Âm Dương luôn luôn biến đổi trái chiều nhau, có tính cách tuần hoàn và liên tục.
 
  • Page 1 of 1
  • 1
Search: