[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
A Ă Â
admin Thursday, 28-07-2022, 1:58 PM | Message # 1
Lieutenant general
Nhóm: Administrators
Bài viết: 756
Danh tiếng: 0
A Ă Â là danh xưng tạm của Ðức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Ðế khi giáng điển xuống các buổi xây bàn để tiếp xúc và cảm hóa các môn đồ đầu tiên của Ngài, trong khoảng thời thời gian từ hạ tuần tháng 7 năm 1925 đến ngày Noel 25-12-1925 (Ất Sửu).

A Ă Â là ba nguyên âm đầu tiên của vần quốc ngữ Việt Nam, tượng trưng Tam Thiên Vị, là khởi đầu của CKVT. Ðó là Thượng Ðế Ba Ngôi: A là ngôi Thái Cực chúa tể CKVT, Ă là ngôi Dương chưởng quản Dương quang, Â là ngôi Âm chưởng quản Âm quang. Ba ngôi đó gọi là Tam Thiên Vị, ở tại trung tâm của CKVT, chiếm ba từng Trời: thứ nhứt, thứ nhì và thứ ba trong Tam thập lục Thiên (36 từng Trời).

Ðấng A Ă Â đến với nhóm xây bàn lần đầu tiên vào hạ tuần tháng 7 năm 1925 (Ất Sửu). Ba Ông: Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc và Cao Hoài Sang thỉnh bàn ra tính xây bàn để cầu Cô Ðoàn Ngọc Quế giáng dạy làm thi. Ba Ông vừa đặt tay lên bàn thì có một vị giáng vào bàn, cho bài thi:

Ớt cay, cay ớt gẫm mà cay,
Muối mặn ba năm muối mặn dai.
Túng lúi đi chơi nên tấp lại,
Ăn bòn chẳng chịu tấp theo ai.


Ông Cư thấy bài thi có ý nghĩa rất lạ, liền hỏi vị giáng cơ tên gì, thì vị ấy gõ bàn xưng là A Ă Â.

Ông Cư hỏi Ông A Ă Â bao nhiêu tuổi? Ông A Ă Â gõ bàn trả lời, đếm hoài tới mấy trăm cái mà bàn vẫn tiếp gõ. Ông Cư nói chắc Ông nầy lớn tuổi lắm, nên không dám hỏi nữa.

Kể từ đó, Ðấng A Ă Â thường nhập bàn giảng dạy ba Ông nhiều điều rất thâm thúy. Nhiều điều nào quá khó khăn mà không ai giải thích nổi thì cầu Ông A Ă Â về, Ngài giải thích rất minh bạch khiến mọi người đều kính phục.

Xin trích thuật vài chuyện sau đây:

1.- Ông A Ă Â giải nghĩa hai câu thi của Quí Cao (tức thi sĩ Huỳnh Thiên Kiều):

Ngồi thuyền Bát Nhã qua tình biển,
Mượn nước nhành dương rưới lửa lòng.

"Bát Nhã Ba La Mật là Phật độ vong hồn qua khỏi biển khổ đặng đến Tây phương, vì trước khi tới Tây phương, phải đi qua cái biển khổ. Biển tình: Tình là oan oan, oan oan là khổ. Biển tình là biển khổ."

2.- Năm 1925, Ông Nguyễn Trung Hậu nghe đồn Ông Tắc, Ông Cư, Ông Sang xây bàn có Tiên giáng cho thi hay lắm. Buổi nọ, Ông Hậu đến nhà Ông Cư, ý muốn thử xem thiệt giả.

Ông Hậu vào hầu đàn. Ông A Ă Â giáng, gõ bàn cho Ông Hậu bài thi sau đây:

THUẦN văn chất ÐỨC tài cao,
Tên tuổi làng thơ đã đứng vào.
Non nước muốn nêu danh tuấn kiệt,
Ðến hồi búa Việt giục cờ Mao.


Không ai biết cái bút hiệu của Ông Hậu là Thuần Ðức, mà Ông A Ă Â nói lên đúng tên làm cho Ông Hậu bái phục và bắt đầu có đức tin.

3.- Ông Cư xin Ông A Ă Â giải nghĩa bốn chữ: Cờ Mao búa Việt. Ông A Ă Â giải:

"Cờ Mao búa Việt là vật binh quyền của Hiên Viên Huỳnh Ðế ban cho các Trấn Chư Hầu đặng quyền chinh phạt. Ngũ Ðế và 2 nhà Thương, Châu còn dùng.

Ðáng phạt thì phát cờ Mao,
Ðáng giết thì ban búa Việt.


Cờ Mao màu hồng, trên lá cờ có đề bốn chữ: Mao trừ loạn tặc. Búa Việt, trên lưỡi búa có khắc bốn chữ: Việt sát phản thần." (Theo Ðạo Sử I của Nữ Ðầu Sư Hương Hiếu)

4.- Ngày 26-10-Ất Sửu (dl 12-11-1925), hai nhà báo tên là Lê Thế Vĩnh và Phạm Minh Kiên đến nhà Ông Cư hầu đàn để xem sự xây bàn huyền diệu thế nào. Ông Cư xin với Ông A Ă Â cho mỗi vị khách một bài thi. Ðấng A Ă Â liền đáp: Ðể Bần đạo cho chung hai người một bài thi:

Một viết với thân giữa diễn đàn,
Bằng xua trước giặc vạn binh lang.
Nước nhà ví biết thân là trọng,
Dạy dỗ sao cho đặng mở mang.


Ai nấy đều khen chỉ có bốn câu mà gồm đủ bộ vận của hai nhà báo.

5.- "Một hôm, Ông Hậu (Nguyễn Trung Hậu) bạch cùng Ðấng A Ă Â rằng: Tôi còn nhớ hai câu đối thuở nay chưa ai đối được, xin đem ra cho Ngài đối chơi. Ðấng A Ă Â bèn đáp: Bần đạo xin hầu đối, nhưng nếu đối ra không chửng, quí vị chớ cười và niệm tình Bần đạo mà chỉnh lại cho.

Câu đối Ông Hậu ra: Ngồi trên NGỰA đừng BÒ con NGHÉ.
Ðấng A Ă Â đối lại: Cởi lưng TRÂU chớ KHỈ thằng TÊ.
Câu đối Ông Hậu ra: Ngựa chạy mang lạc.
Ðấng A Ă Â đối lại: Cò bay le bè.

Từ đây Ông Hậu mới hết sức phục tài Ðấng A Ă Â, và hết lòng tin tưởng có người vô hình, và sau đó, Ông Hậu nhập môn vào đạo.

Không bao lâu sau, người đến hầu đàn tại nhà Ông Cư càng ngày càng đông, trong ấy có Ông Trương Hữu Ðức làm việc tại Sở Hỏa Xa và thi sĩ Bồng Dinh, tục kêu là Ông giáo Sỏi, làm việc tại Dinh Hiệp Lý Sài Gòn.

6.- Một hôm, Ông Bồng Dinh bạch cùng Ðấng A Ă Â:

Trong Truyện Kiều có câu: "Sửa sang níp Tử xe Châu, Vùi nông một nấm mặc dầu cỏ hoa." Chẳng hay: Níp Tử xe Châu là gì? Xin Ngài chỉ giáo.

Ðấng A Ă Â đáp: Níp Tử là cái rương của Khổng Tử. Xe Châu là cái xe của Châu Võ Vương ngồi đi phạt Trụ.

Cái rương của Khổng Tử dùng đựng sách vở, tức là văn chương của người văn sĩ thác rồi, thời biết bao nhiêu học thức văn chương cũng theo xác thịt mà chôn vào quan cữu, nên Nguyễn Du mới dùng hai chữ Níp Tử để gọi cái quan tài của bậc văn chương tài tử là nàng Ðạm Tiên.

Vua Châu Võ Vương ngồi long xa đi phạt Trụ, tức là gồm thâu giang sơn nhà Trụ vào đấy. Con người ở đời làm được bao nhiêu sự nghiệp, khi thác rồi cũng phủi tay không, thì chẳng khác nào bao nhiêu sự nghiệp tự mình gây dựng trong buổi sanh tiền, khi nhắm mắt rồi, thảy đều thâu vào trong linh xa vậy. Cho nên, Nguyễn Du dùng hai chữ Xe Châu để gọi cái linh xa của kẻ tài tình bạc mạng. (Trích trong Ðại Ðạo Căn Nguyên của Ngài Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu).

Một hôm khác, Ðấng A Ă Â giáng bàn bảo ba Ông Cư, Tắc, Sang rằng: Muốn cho Bần đạo đến thường, xin chư vị nạp lấy mấy lời yêu cầu của Bần đạo như sau:

- Một là đừng kiếm biết Bần đạo là ai?

- Hai là đừng hỏi đến Quốc sự.

- Ba là đừng hỏi đến Thiên cơ.

Cả ba Ông đều ưng chịu. Kể từ đó, ba Ông thường cầu Ðấng A Ă Â về để học hỏi về thi văn.

Lại một hôm khác, Ðấng A Ă Â nói với ba Ông: "Nếu muốn Ta tận tâm truyền dạy Ðạo lý thì hết thảy phải kỉnh Ta làm Thầy cho tiện bề đối đãi."

Ba Ông mừng lắm, liền vâng chịu thọ giáo cùng Ðấng A Ă Â, và kể từ đây, Ðấng A Ă Â giáng bàn, xưng mình là Thầy và gọi ba Ông là môn đệ.

Sau đó, Ðấng A Ă Â dạy ba Ông tổ chức Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung vào đêm Trung Thu năm Ất Sửu (1925) tại nhà Ông Cư. (Xem chi tiết nơi chữ: Hội Yến DTC, vần H).

Ngày 28-8-Ât Sửu (dl 15-10-1925), tức là sau Lễ Hội Yến DTC 14 ngày, Ðấng A Ă Â nói với ba Ông Cư, Tắc, Sang rằng: "Tôi nói lộ Thiên cơ, trên Ngọc Hư bắt tội. Xin tam vị Ðạo hữu cầu Ngọc Hư tha tội cho tôi. Nếu không cầu giùm thì tôi bị phạt."

Ba Ông rất lo lắng, liền tắm gội tinh khiết, vọng bàn hương án ngày 29-8-Ất Sửu để cầu DTC xin Ngọc Hư tha tội cho Ông A Ă Â. Ông Cư có đặt một bài thi, rồi ba Ông quì cầu nguyện trước bàn hương án và ngâm bài thi:

Vái van xin quí Cửu Thiên Nương,
Tâu với Ngọc Hư tỏ ngọn nguồn.
Vì nghĩa Ă A mang trọng tội,
Nghĩ tình đồng đạo để tình thương.


Ðấng A Ă Â làm như thế là để thử xem ba Ông có thương Ðấng A Ă Â hay không, đặng sửa soạn cho việc dạy ba Ông Vọng Thiên cầu Ðạo.

Ngày 27-10-Ất Sửu (1925), Bà Cửu Thiên Huyền Nữ giáng dạy ba Ông Vọng Thiên Cầu Ðạo vào ngày mùng 1-11-Ất Sửu (dl 16-12-1925). (Xem chi tiết: Vọng Thiên cầu Ðạo, vần V).

"Mãi đến đêm Noel (24-12-1925), Thất Nương DTC giáng cơ truyền cho ba Ông phải chỉnh đàn cho nghiêm hầu tiếp giá. Nghe vậy, mấy Ông Cư, Tắc, Sang nửa mừng nửa sợ, lật đật sắm đủ hương, đăng, hoa, trà, tửu, quả, chỉnh đàn cho có nghi tiết, đoạn hai Ông Cư và Tắc mới ngồi chấp cơ.

Cơ giáng như vầy:

NGỌC HOÀNG THƯỢNG ÐẾ viết
CAO ÐÀI TIÊN ÔNG ÐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT
giáo đạo Nam phương

Muôn kiếp có Ta nắm chủ quyền,
Vui lòng tu niệm hưởng ân Thiên.
Ðạo mầu rưới khắp nơi trần thế,
Ngàn tuổi muôn tên giữ trọn biên.

Ðêm nay phải vui mừng là vì ngày Ta đã xuống trần dạy Ðạo bên Thái Tây. Ta rất vui lòng mà đặng thấy đệ tử kính mến Ta như vậy. Nhà nầy sẽ đầy ơn Ta. Ta sẽ làm cho thấy huyền diệu đặng kính mến Ta hơn nữa. (Cúng tại nhà Ông Cao Quỳnh Cư 134 Bourdais, Sài Gòn)

Ðức Cao Ðài lại phán rằng: Bấy lâu Thầy vẫn tá danh A Ă Â là cốt để dìu dắt các con vào đường đạo đức, hầu chẳng bao lâu đây, các con phải ra giúp Thầy khai Ðạo.

Các con thấy Thầy khiêm nhượng là dường nào chưa? Các con nên bắt chước trong mảy mún thì mới xứng đáng là người đạo đức." (Trích Ðại Ðạo Căn Nguyên của Ngài Bảo Pháp)

Ngày 31-12-1925 (âl 16-11-Ất Sửu), Ðức Cao Ðài giáng:

A Ă Â

Ba con thương Thầy lắm há?

Con thấy đặng sự hạ mình của A Ă Â thế nào chưa?

Con có thấu đáo cái quyền năng của Thầy chưa?

Người quyền thế lớn nhứt như vậy có thể hạ mình bằng A Ă Â chăng? A Ă Â là Thầy.

Thầy đến con thế ấy, con thương Thầy không?......

CKVT: Càn Khôn Vũ Trụ.
DTC: Diêu Trì Cung.
 
  • Page 1 of 1
  • 1
Search: