[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Pháp Thân Phật
phatphap Monday, 26-01-2015, 9:32 PM | Message # 1
Private
Nhóm: Users
Bài viết: 7
Danh tiếng: 0
Nguyên văn tại đây.

http://tamlinh.ucoz.com/pda....-0-1633

Bên dưới mình xin trích lục lại một số đoạn. Để đọc đầy đủ chánh văn kinh thì xin click vào link trên.

Thiện nam tử, chư vị Như lai có ba thân, một là hóa thân, hai là ứng thân, ba là pháp thân. Ba thân như vậy bao quát đầy đủ về vô thượng bồ đề, nhận thức chính xác thì mau chóng siêu thoát sinh tử. Thiện nam tử, bồ tát nên nhận thức hóa thân như thế nào? Nên nhận thức rằng Như lai quá khứ ở trong vị trí tu hành, vì chúng sinh mà tu tập diệu pháp. Tu tập cho đến vị trí viên mãn. Thì do sức mạnh tu tập mà được sự tự tại lớn lao. Được sự tự tại nên tùy ý muốn của chúng sinh, tùy việc làm của chúng sinh, tùy thế giới của chúng sinh, biết rành tất cả. Rồi không chờ đợi cơ hội, không lỡ mất cơ hội, thích ứng địa phương, thích ứng thì gian, thích ứng việc làm, thích ứng thuyết pháp, mà thị hiện mọi loại thân hình, đó là hóa thân. Thiện nam tử, bồ tát nên nhận thức ứng thân như thế nào? Nên nhận thức rằng Như lai vì làm cho bồ tát được sự thông đạt mà nói về chân đế, rằng do thấu triệt sinh tử với niết bàn là nhất thể, do loại trừ sự sợ hãi và sự vui mừng của chúng sinh chấp ngã, do làm căn bản cho vô biên phẩm chất Phật đà, do sức mạnh bản nguyện thích ứng đích thực với như như trí của như như lý, mà hình thành thân thể với ba mươi hai tướng tốt và tám mươi nét đẹp, sau cổ là vầng sáng tròn, đó là ứng thân. Thiện nam tử, bồ tát nên nhận thức pháp thân như thế nào? Nên nhận thức rằng do loại trừ phiền não chướng và sở tri chướng, do đầy đủ thiện pháp, mà chỉ có như như lý của như như trí (12) , đó là pháp thân.

... chư vị Như lai đủ cả ba thân.

Thiện nam tử, nơi thân thứ nhất thì chư vị Như lai đồng nhất công việc, nơi thân thứ hai thì chư vị Như lai đồng nhất ý muốn, nơi thân thứ ba thì chư vị Như lai đồng nhất thể tánh.

Thiện nam tử, thân Phật thứ nhất là tùy ý chúng sinh có lắm dạng nên hiện ra lắm dạng, do vậy mà nói thân này là nhiều. Thân Phật thứ hai thì ý của đệ tử là một tướng nên hiện ra một tướng, do vậy mà nói thân này là một. Thân Phật thứ ba siêu việt tất cả dạng tướng, không phải lĩnh vực dạng tướng, do vậy mà nói thân này là phi nhất phi dị.

Thiện nam tử, thân thứ nhất dựa ứng thân mà biểu hiện, thân thứ hai dựa pháp thân mà biểu hiện, còn thân thứ ba thì có thật, không cần chỗ dựa.

Thiện nam tử, ba thân như vậy có nghĩa nói là thường còn, có nghĩa nói là vô thường. Hóa thân thường chuyển pháp luân, nơi nơi tùy duyên, phương tiện liên tục, không có chấm dứt, nên nói là thường còn; nhưng không phải là căn bản, đại dụng đầy đủ không được biểu hiện, nên nói là vô thường. ��� thân thì vô thỉ đến nay liên tục bất đoạn, thu giữ được hết thảy phẩm chất đặc hữu của chư vị Như lai, chúng sinh vô tận nên diệu dụng cũng vô tận, nên nói là thường còn; nhưng cũng không phải là căn bản, đại dụng đầy đủ cũng không biểu hiện, nên nói là vô thường. Pháp thân không phải là hữu vi (17) , không có các dạng khác nhau, mà là căn bản, tựa như không gian, nên nói là thường còn. Thiện nam tử, rời như như trí thì không có tuệ giác tối thượng nào nữa, rời như như lý thì không có đối cảnh tối thượng nào nữa. Một mặt là như như của các pháp, một mặt là như như của tuệ giác, hai mặt như như ấy là như như, phi đồng nhất phi dị biệt. Do vậy, pháp thân thì tuệ giác trong sáng, diệt trừ trong sáng, do hai sự trong sáng này mà pháp thân hoàn toàn trong sáng.


Kinh Kim Quang Minh.

http://tamlinh.ucoz.com/pda....-0-1633

Added (26-01-2015, 9:32 PM)
---------------------------------------------
Do đại định mà hết thảy thiền định, định Thủ lăng nghiêm và các định đồng đẳng, hết thảy niệm xứ, đại pháp niệm xứ và những niệm xứ đồng đẳng, đại từ đại bi, hết thảy tổng trì, hết thảy thần thông, hết thảy tự tại, hết thảy bình đẳng, hết thảy các pháp Phật đà như vậy đều được thực hiện. Do đại trí mà mười lực, bốn vô úy, bốn vô ngại biện, một trăm tám mươi pháp bất cọng (25) , hết thảy các pháp bất khả tư nghị như vậy đều được thực hiện. Ví như do ngọc như ý mà vô số các loại ngọc quí đều được xuất hiện, cũng là như vậy, do ngọc đại định và ngọc đại trí mà xuất ra vô số diệu pháp của chư vị Như lai.


Message edited by phatphap - Monday, 26-01-2015, 9:46 PM
 
phatphap Monday, 26-01-2015, 9:37 PM | Message # 2
Private
Nhóm: Users
Bài viết: 7
Danh tiếng: 0
Thiện nam tử, pháp thân như vậy, và đại định đại trí của Nó, toàn là siêu việt hết thảy khái niệm (26) , không vướng mắc khái niệm nào hết, không thể phân biệt, phi thường phi đoạn, gọi là trung đạo (27) ; tuy phân biệt mà thể tánh không phân biệt, tuy có ba số (28) mà thể tánh không phải ba số, bất tăng bất giảm, tựa như mộng ảo không có năng chấp với sở chấp; là pháp thể như như, là xứ sở giải thoát, vượt qua lĩnh vực của vua chết, vượt qua luôn sự tối tăm của sinh tử, là chỗ chúng sinh không thể tu hành và đạt đến [bằng khái niệm của mình], là chỗ an trú của chư vị Phật đà và chư vị Bồ tát.
 
phatphap Monday, 26-01-2015, 9:38 PM | Message # 3
Private
Nhóm: Users
Bài viết: 7
Danh tiếng: 0
Như lai địa do ba sự trong sáng mà gọi là cực trong sáng. Ba sự ấy là những gì? Một là trong sáng vì loại trừ phiền não, hai là trong sáng vì loại trừ khổ não, ba là trong sáng vì loại trừ tập khí. Như vàng thật chảy ra vì nung luyện, nung luyện rồi thì không còn quặng bẩn nữa, chứng tỏ vàng vốn trong sáng, chứ không phải không có vàng. Như nước dơ mà lọc trong thì không còn cặn bẩn, chứng tỏ nước vốn trong suốt, chứ không phải không có nước. Cũng là như vậy, pháp thân vốn tách rời phiền não, khổ và tập loại trừ rồi thì không còn tập quán thừa lại, chứng tỏ thể tánh pháp thân vốn trong sáng, chứ không phải không có thể tánh. Như không gian bị khói mây bụi mù che đi, trừ cái che ấy rồi thì không gian trong sáng, chứ không phải không có không gian; pháp thân cũng vậy, mọi sự khổ não loại bỏ hết rồi thì nói là trong sáng, không phải không có thể tánh pháp thân. Như có kẻ trong mộng thấy bị trôi theo dòng nước sông lớn, nên vận dụng cả tay chân mà bơi qua, đến được bờ bến bên kia, ấy là do cả thân tâm kẻ ấy không nhác, không lùi. Khi mộng tỉnh thì không còn thấy nước, thấy bờ bên này bờ bên kia, nhưng không phải không có cái tâm: vọng tưởng sinh tử loại bỏ hết rồi thì tuệ giác trong sáng, chứ không phải không có tuệ giác. Ấy vậy, pháp thân thì mọi thứ vọng tưởng không còn phát sinh nên nói là trong sáng, chứ không phải chư vị Như lai không có thật thể.
 
phatphap Monday, 26-01-2015, 9:43 PM | Message # 4
Private
Nhóm: Users
Bài viết: 7
Danh tiếng: 0
Lại nữa, thiện nam tử, pháp thân do làm sạch hoặc chướng mà biểu hiện ứng thân, do làm sạch nghiệp chướng mà biểu hiện hóa thân, do làm sạch trí chướng mà pháp thân tự biểu hiện. Ví như do không gian mà phát điện lực, do điện lực mà phát ánh sáng; cũng là như vậy, do pháp thân mà biểu hiện ứng thân, do ứng thân mà biểu hiện hóa thân. Do thể trong sáng mà pháp thân tự biểu hiện, do trí trong sáng mà biểu hiện ứng thân, do định trong sáng mà biểu hiện hóa thân. Ba sự trong sáng như vậy là pháp tánh như như, bất dị như như, nhất vị như như, giải thoát như như, cứu cánh như như, do vậy, chư vị Như lai thì thể tánh không có dị biệt. Thiện nam tử, nếu thiện nam hay thiện nữ nào nói đức Thế tôn là bậc Thầy cao cả của tôi, tin tưởng quyết định như vậy, thì người ấy, từ trong tâm trí sâu xa, thấu hiểu pháp thân Như lai không có dị biệt. Và thiện nam tử, do vậy mà, đối với các pháp, người ấy loại trừ hết cả sự tư duy không chính xác, biết các pháp là phi nhị biên, là vô phân biệt, là thánh giả tu hành. Đối với các pháp, chính xác tu hành sự không có nhị biên như thế nào, thì đối với các chướng cũng loại trừ như vậy; loại trừ các chướng như thế nào thì như như lý và như như trí cũng tối cực trong sáng như vậy; như như lý và như như trí trong sáng như thế nào thì mọi sự tự tại cũng như vậy, bao quát đầy đủ, thành đạt tất cả. Các chướng loại trừ, các chướng lọc sạch, đó là chân tướng của như như lý và như như trí. Thấy như vậy là cái thấy của thánh giả, và thế gọi là thật thấy Như lai, tại sao, vì đó là đúng như sự thật mà thấy như như lý của các pháp. Do vậy, chư vị Như lai thấy biết tất cả chư vị Như lai. Còn chư vị Thanh văn và Độc giác tuy siêu thoát ba cõi, nhưng cầu mà không thể thấy biết như như lý. Thánh giả mà còn không thể thấy biết, huống chi phàm phu thì nghi hoặc, phân biệt thác loạn, nên không thể vượt đến. Khác nào thỏ mà bơi qua biển cả thì bơi không qua được, vì sức lực của thỏ quá kém, phàm phu cũng vậy, họ không thể thông đạt như như lý của các pháp. Nhưng chư vị Như lai thì siêu phân biệt, nên được đại tự tại đối với hết thảy các pháp, được đầy đủ tuệ giác trong sáng và sâu xa, và đó là lĩnh vực của chư vị Như lai, chứ không phải chung cùng với người khác. Do vậy mà biết chư vị Như lai trong vô số kiếp không tiếc tính mạng, làm khổ hạnh khó làm, mới được pháp thân tối thượng, không thể sánh bằng, bất khả tư nghị, vượt quá lĩnh vực ngôn ngữ, vắng lặng nhiệm mầu, rời hết mọi sự sợ hãi (30) .
 
phatphap Tuesday, 27-01-2015, 10:30 AM | Message # 5
Private
Nhóm: Users
Bài viết: 7
Danh tiếng: 0
Ấy vậy, thiện nam tử, thấy biết như như lý của các pháp thì không sinh không già không chết, thọ lượng bất tận, không ngủ nghỉ, không đói khát, tâm thường thiền định, không có loạn động. Đối với Như lai mà tranh luận thì thế là không thể thấy được Như lai. Chư vị Như lai thì nói gì cũng lợi ích, ai nghe cũng giải thoát, và vì nghe pháp mà phước báo bất tận, đến nỗi chim dữ, thú dữ, người dữ, quỉ dữ, tất cả không bao giờ gặp phải. Nhưng chư vị Như lai không có sự vô ký (31) , không sinh tâm muốn biết đối với các pháp [mà vẫn tự nhiên biết hết], không có ý tưởng sinh tử với niết bàn khác nhau. Chư vị Như lai phán quyết gì cũng là chắc chắn. Chư vị Như lai thì tất cả cử động toàn là tuệ giác, tất cả sự việc toàn là từ bi, không có gì không vì lợi ích yên vui chúng sinh. Thiện nam tử, đối với bản kinh Ánh sáng hoàng kim này, thiện nam hay thiện nữ nào nghe, tin, hiểu, thì không sa vào các nẻo địa ngục, ngạ quỉ, bàng sinh, tu la, thường sinh trong nhân loại và chư thiên mà không phải những nơi thấp hèn; thì thân gần chư vị Như lai, nghe và tiếp nhận chánh pháp; thì thường sinh thế giới trong sạch của chư vị Như lai: tất cả thành quả này là do nghe được kinh pháp cực kỳ sâu xa này. Thiện nam hay thiện nữ như vậy là được Như lai đã thấy biết và đã ghi nhận sẽ được không thoái chuyển vô thượng bồ đề. Thiện nam hay thiện nữ nào được kinh pháp cực kỳ sâu xa này một khi lướt qua thính giác, thì nên biết người ấy không phỉ báng Phật, không hủy hoại Pháp, không khinh dể Tăng. Ai chưa gieo trồng thiện căn họ làm cho gieo trồng, ai gieo trồng thiện căn rồi họ làm cho tăng trưởng và thành thục. Họ khuyến khích mọi người trong mọi thế giới làm theo sáu pháp ba la mật.
 
  • Page 1 of 1
  • 1
Search: