admin |
Wednesday, 29-10-2014, 8:38 AM | Message # 1 |
Lieutenant general
Nhóm: Administrators
Bài viết: 756
|
Khoa dinh-dưỡng nầy nằm trong thuật dưỡng-sanh cổ-truyền, người xưa đã biết ứng-dụng học-thuyết âm-dương, ngũ-hành để làm nguyên-tắc chỉ-đạo. Nên trong dinh-dưỡng người ta đã phân các thức ăn, thuốc uống ra âm-dương, tứ-khí (nóng, lạnh, ấm, mát), ngũ-vị (chua, cay, ngọt, đắng, mặn), còn một vị lạt (đạm bạc: không có mùi vị rõ ràng). Ngoài ra họ cũng còn căn-cứ vào hình-thái và tính-chất của từng tạng-phủ trong cơ-thể và từng loại thức ăn, thuốc uống mà quy-nap theo ngũ-hành là kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ. Rồi vận-dụng những tính-chất đó trong việc chọn lựa thức ăn, thuốc uống cho thích-hợp với từng tạng-phủ trong cơ-thể của con người.
Muốn nắm được những nét căn bản trong học-thuyết âm-dương, ngũ-hành ứng-dụng trong trong thuật dưỡng-sanh, nhất là lãnh-vực dinh-dưỡng như thế nào, thì chúng ta cần tìm hiểu những nét khái-yếu tổng-quát của tính-chất âm-dương, ngũ hành sau đây. KHÁI-QUÁT VỀ TÍNH-CHẤT ÂM DƯƠNG - Tính-chất thuộc Âm :
* Những vật nào lạnh, mát, nhẹ, rổng, ly-tâm, dản-nở...thuộc âm. * Mặt trăng, Giống cái, âm điện tử, nưóc thuộc âm. * Những gì có năng lực âm nhiều hơn dương gọi là âm, về phương-diên vật-lý thứ gì chứa nhiều nước (còn các điều-kiện khác giống nhau) thuộc âm còn trái lại thuộc dương. - Tính-chất thuộc Dương:
* Những vật nào nóng, ấm, nặng, đặc-chắc, hướng-tâm, thu rút...thuộc dương.
* Mặt trời, lửa, dương điện tử, giống đực, thuộc dương.
* Nói chung thứ gì mà năng-lực dương nhiều hơn âm gọi là dương.
Theo quan-điểm của Ohsawa thì trong mọi thức ăn đều chứa Potassium (K): âm, sodium (Na) : dương, tỷ lệ quân bình âm-dương là :
K / Na = 5 / 1 = 5
Những thức ăn nào tỷ-lệ đạt 5 âm 1 dương là quân bình. tức là có hàm- lượng của K là 5 và Na là 1.
Có ngưòi thắc-mắc rằng căn-cứ vào đâu mà có thể nhận-định được K là Âm và Na là Dương ? thì Giáo-sư Oshawa cho cho biết nhờ phương-pháp thực-nghiệm về canh-nông, sinh-vật, hóa-học, vật-lý-học...và nhất là nhờ phép phân- quang. Na có thể coi như là một đại-diện hay một chất biểu-thị của nhóm Dương và K đại-diện của những nguyên-tố Âm. Tác-dụng của K / Na rất thực dụng, vì K và Na tìm thấy trong hầu hết tất-cả những hóa-hợp, nhưng đó chỉ là hai chất chỉ-thị hai nhóm nguyên-tố, trong thực-tế thì hai chất đó chỉ là một trong nhiều thành-phần, vì thật ra còn biết bao nhiêu yếu-tố khác..
Về phương-diện hóa-học thì mọi hợp-chất nào gồm nhiều H, C, Li, As, Na, thì Dương hơn những hợp chất chứa các chất khác mà gồm ít những chất nầy, nhưng lại nhiều những chất như K, S, P, O, N...(Theo Z en Dưỡng-sinh/Thái-khắc-Lễ sưu-tập)
Vì thuộc tính của Âm là ly tâm, dãn nở, Dương thì hướng tâm, thu rút. Nên trong thực-tế chúng ta cũng thấy trong canh-nông người ta bón phân Kali (âm) rau cỏ rất mau lớn, phát triển bụ-bẫm. Trong dinh-dưỡng thường thấy ở những người ăn với chế-độ nhiều đường, sữa (thịnh âm) cơ-thể rất mau béo phì. Trên lâm-sàng những người âm thịnh, dương suy mà dùng nhiều thực-phẩm và thuốc men thịnh âm sẽ làm cho cơ-thể mau tăng-trọng mập phệ, nặng-nề, bệnh thế gia-tăng.
Có ngưòi hỏi vì đâu mà ta có thể nhận-định với tỷ-lệ 5 K (âm) trên I Na (dương) tức là âm nhiêu hơn dương mà cho là quân-bình ?
- Về sinh-lý người ta kiểm-nghiệm trong mỗi tế-bào lượng Na ít thua K mới có thể giữ thăng bằng sự hấp-thu, vì sức hấp-thu của Na mạnh hơn K, nên nói về lượng thì Na ít thua K nhưng về lực thì quân-bình.
- Về phương-diện vật-lý người ta nhận thấy trong một hạt nguyên-tử tùy theo loại mà có nhiều điện tử âm quay quanh một điện tử dương.
- Trong cơ thể con người ta cũng thấy rằng da thịt (âm) bao-bọc xương (dương) ở một người cân-đối trung-bình lượng da thịt bao giờ cũng nhiều hơn lượng xương.
- Đứng về thể-lực thì sức nhiều người nữ mới bằng một người nam.
- Về phương diện xã-hội thì xã-hội nào có được một người quân-tử (dương) giữa năm người tiểu-nhân (âm) thì xã-hội đó cũng sẽ đạt được thanh-bình.
Các dẫn-chứng nêu trên kết hợp với kinh-nghiệm lâm sàng của Ohsawa thì thấy rằng:
Ông đã dùng các thực phẩm có tỷ-lệ K / Na = 5 trong dinh-dưỡng đã đạt được sức khỏe và điều-trị được bệnh tật.
Do đó cho chúng ta có thể tin-tưỏng vào phưong-pháp phân-loại âm dương nêu trên.
Theo Hoàng-đế nội-kinh thi sự thiên thắng của âm-dương sẽ đưa đến sự chênh-lệch mất quân-bình trong cơ-thể và phát-sinh bệnh-tật.
Ứng-dụng của âm-dương rất là đa-dạng và phong-phú, đứng về phương-diện dinh-dưỡng xác-thân nếu duy-trì được sự quân-bình âm-dương trong ăn uống sinh-hoạt thì sẽ tránh được bệnh-tật.
Trong vạn-vật không có thứ nào thuần âm, hay cô dương mà hoá-sinh và tồn-tại, chỉ có loại thịnh âm hay thịnh dương mà thôi. Người xưa còn căn-cứ quy-luật chuyển hoá của âm dương để chế biến thực-phẩm, thuốc men, cho một thứ thịnh âm trở thành dương, một thứ thịnh dương trở thành âm. Do đó trong việc sử-dụng thức ăn hàng ngày cần phải nắm vững phương-thức chế biến, để thức ăn được hiền-hòa, tránh sự thiên-lệch. (Phương-thức chế-biến để chuyển-hóa âm-dương trong thực-phẩm xem chi-tiết ở phần phụ bản 1)
Theo Hoàng-Đế Nội-kinh thì:
“Ăn nhiều thức ăn âm thì hại chân dương, ăn nhiều thức ăn dương thì khô kiệt chân âm. “ Thức ăn dương (nóng ấm) thích hợp với những tạng âm hàn.
“ Thức ăn âm (mát lạnh) hợp với những người tạng dương nhiệt .
Căn-cứ trên nguyên-tắc nầy mà người xưa đã sớm bíết một số nguyên-tắc chung để chọn lưa thức ăn thích hợp với mỗi người để duy-trì sức khoẻ và điều-chỉnh tật bệnh. (Xem phụ-bản ở cuối sách để biết thêm chi-tiết)
- Theo Thần-nông Bổn-thảo thì các loại ngũ cốc như gạo, ý-dĩ (bo bo trắng), kê, bắp... các loại hạt như đậu, mè, hướng-dương... và các loại rau quả như bí bầu, ca-rốt, cải do trồng trỉa, hoặc các rau cỏ mọc hoang dã ăn được, những thứ này thường có mùi vị đạm-bạc, là thức ăn đem lại sự quân-bình âm-dương cho cơ-thể có thể dùng thường-xuyên đã không tổn hại sức khỏe mà lại ích khí dưỡng tạng. Nó còn là loại thượng-đẳng dược để điều-trị khi mắc bệnh, thậm chí đến các bệnh nan y.
Phương-pháp chọn lựa thức ăn :
Phương-pháp đơn-giản để chon lựa thức ăn thích-hợp với quân-bình âm dương cho cơ thể mỗi người, theo Giáo sư Ohsawa (Nhật) thì mỗi người nên tự tìm ra cách ăn thích hợp với mình bằng cách :
“Mỗi ngày đừng ăn quá hai món, cứ ăn thử từ các thứ thông thường đến quý hiếm, rồi xem phản ứng của cơ thể, nếu thấy bình thường, đại-tiện phân có lọn suông, màu vàng như trứng chiên, không dính giấy lau là thức ăn ngày đó hợp với quân bình âm-dương “ (Theo Tân Dưỡng-sinh).
Mỗi người tự thực-hành như vậy, sau một thời gian là có thể tự chọn thức ăn thích hợp với cơ-thể của mình.
Ăn uống là một vấn đề sinh-tử, nhưng ngay những bậc chân-tu cũng giao cho những người thiếu hiểu biết về dinh-dưỡng, nấu-nướng một cách tùy-tiện đã làm ảnh-hưởng đến sức khỏe. Thực-phẩm có thể cho ta đời sống dồi-dào sinh-lực, nhưng cũng có thể giết chúng ta dễ-dàng, nếu chúng ta ăn-uống không tương-xứng thiếu cân-đối và nấu-nướng tùy-tiện không đúng cách.
Thật ra không có một cách ăn nào làm tiêu-chuẩn cho mọi người, mà phải tùy nơi sự thiên-thắng của âm-dương ngũ-hành trong thể-trạng mỗi người mà tự chọn, dựa trên một số nguyên-tắc sau đây :
- Một bữa ăn nên giữ tỷ-lệ từ 40% cốc loại trở lên, còn thịt cá rau quả là thức ăn phụ, nên thay đổi hàng ngày, không nên ăn đơn-điệu một thứ, nhất là các thức ăn thịnh âm như măng, cà, khoai tây... hoặc các thức ăn chua ngọt đặc-biệt.
- Mùa nào nên ăn thức ăn trong mùa ấy, nên ăn những món có trong vùng (bán kính 50km). Vì Thượng-Đế đã có sự phối-trí trong thiên-nhiên rất chu-đáo cho quân bình âm-dương, như mùa Xuân Hè thuộc dương thì có các thứ rau trái thuộc âm. Mùa Thu Đông thuộc âm thì các rau trái thuộc dương. Xứ lạnh thuộc âm sẽ sinh các thức ăn thuộc dương, xứ nóng thuộc dương sẽ sinh các thức ăn thuộc âm, vì thế mùa nào nên ăn thức ăn mùa đó, vùng nào nên ăn thức ăn có trong vùng ấy, theo thuyết "thân thổ bất nhị" (thân thể và môi trường sống là một). Như vậy sẽ thích-hợp với quân bình âm dương trong cơ thể của mỗi người.
Theo Giáo-sư Ohsawa :
“Những thức ăn thịnh âm như các loại cà, măng tre, nho đỏ, cam đỏ, đường mía v.v... những thứ nầy chứa nhiều K và Vitamin C là những thứ rất âm. Muốn kiểm-nghiệm, các bạn cứ thử ngày nào cũng ăn những thức trên nhiều hơn thường ngày, chừng vài tuần trở lên, bạn sẽ thấy cơ-thể mình sẽ bị âm-hóa như: cơ-thể kém chịu lạnh, sợ lạnh, kém hoạt-động, cơ-thể mỏi-mệt, đau nhức...Nhất là trẻ con, nếu ngày nào các bạn cũng cho con mình ăn những thứ trên, các bạn sẽ thấy càng ngày nó trở nên kém hoạt-động, ít nói, sợ lạnh, cơ-thể giảm sức đề kháng, dễ bị đau ốm...
Trong cơ-thể con người có sự biến-dịch đổi mởi không ngừng, từng giây, từng phút có hàng triệu triệu tế-bào chết đi và được hàng triệu triệu tế-bào mới sinh ra thay thếâ. Về phương-diện sinh-lý-học đã chứng-mimh rằng các chất Protéín trong cơ-thể chúng ta được hoàn-toàn đổi mới trong vòng một tháng, còn máu huyết thì được đổi mới trong vòng vài mươi hôm do sự thay đổi phương thức dinh-dưỡng. Nhờ sự biến hóa đó cho ta hiểu được bí-quyết vì đâu mà sự ăn uống bừa-bãi thì đau ốm, mau già, sắc đẹp chóng tàn phai và ăn uống theo thuật trường-sinh của Ohsawa lại ngăn-ngừa mọi bệnh tật, làm cho con người trẻ trung, sống lâu, không những thế mà còn chữa lành các bệnh nan-y như: phung cùi (hủi), ung-thư, đái đường; các bệnh về tim mạch, hô-hấp như : đau tim, cao huyết áp, hen suyển; cùng các bệnh nhiễm trùng như: Lao, giang-mai, lậu...Các bênh tâm-thần, thần kinh như điên khùng, suy nhược, mất ngủ, đồng tính luyến-ái... Theo kinh-nghiệm lâm-sàng của Giáo-sư Ohsawa thì Ông đã chưã lành những bệnh trên trong một thời gian ngắn, bằng cách ăn uống theo thuật trường-sinh, để tái lập sự quân-bình âm-dương trong cơ thể thì bệânh-tật sẽ tự tan-biến, không còn đeo-đẳng theo con người nữa. (Trích Zen dưỡng-sinh/Thái-khắc-Lễ sưu-tập). |
|
| |
admin |
Wednesday, 29-10-2014, 8:53 AM | Message # 2 |
Lieutenant general
Nhóm: Administrators
Bài viết: 756
|
NHỮNG NÉT CĂN BẢN TRONG QUAN-HỆ NGŨ-HÀNH
Tính-chất căn-bản của ngũ-hành cũng biểu-thị các quy-luật hoà-hợp và mâu-thuẩn giống như âm-dương, nhưng nó bổ-túc cho âm-dương được phong-phú hoàn bị hơn.
Người xưa cho rằng vạn-vật đều do năm yếu-tố Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ còn gọi là ngũ-hành tạo nên. Nó nương tựa giúp đở, xúc-tác lẫn nhau để phát-triển điều-hoa, còn gọi là sự tương-sinh, tương-khắc, chế-hóa và tương-thừa, tương-vũ, sự vận-hành liên-tục nầy có tác-dụng duy-trì sự quân-bình tất-yếu trong vạn-vật.
Căn-cứ theo sinh khắc của Ngũ-hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) tương-ứng trong tạng phủ, khoa dinh-dưỡng cổ truyền đã rút ra một số quy-luật sử-dụng thức ăn như sau:
- Những thức ăn mặn bổ tim, tả thận. Cay bổ can tả phế. Ngọt bổ tỳ tả tâm. Chua bổ phế tả can. Đắng bổ thận tả tỳ. Như vậy nếu ăn một thứ quá bổ cho tạng này thì hại cho tạng khác.
- Tính-chất mỗi tạng phủ cũng có những sự ưa thích khác nhau.
* Gan : Thức ăn ấm bổ, thức ăn mát tả, thức ăn cay bổ, ăn chua tả, thức ăn thanh đạm và ngọt thì bình hòa (bình bổ bình tả). * Tim : thức ăn nóng bổ, thức ăn lạnh tả, mặn bổ, ngọt tả. Thức ăn có vị chua đối với tim lại bình hòa. * Phổi : Thức ăn mát bổ, thức ăn nhiệt tả, thức ăn chua bổ, cay tả. Thức ăn có vị đắng bình hòa. * Thận : Thức ăn hàn bổ, thức ăn nhiệt tả, đắng bổ, mặn tả, các thức ăn cay bình hòa. * Tỳ : Thức ăn ôn nhiệt bổ, thức ăn hàn tả, ngọt bổ, đắng tả, thức ăn có vị mặn bình hòa.
Trong Hoàng-đế Nội-kinh có nêu : “Ăn quá nhiều chua can khí sẽ bị ẩm ướt, tỳ khí sẽ tuyệt, ăn quá mặn đại cốt nhọc mệt, cơ nhục sa sút, tâm khí bị chèn ép. Ăn quá ngọt tâm khí thở gấp và đầy, da xạm đen, thận khí không yên. Ăn quá đắng tỳ khí không thấm nhuần, vị khí sẽ quá hậu, ăn quá cay gân mạch rã rời, tinh thần sẽ bị hại. Vì thế phải cẩn thận điều hòa 5 vị khiến cho xương cứng gân mền, khí huyết lưu thông, tấu lý sẽ bền chặt kín đáo, như thế sẽ vô bịnh và sống lâu. (Theo Hoàng Đế Nội Kinh/ thiên Sinh khí thông thiên luận).
Theo khoa Dinh-dưỡng Cổ-truyền thì khuyên con người nên chọn thức ăn cho đúng quân-bình âm-dương và thích-nghi với bản-chất ngũ-hành của từng tạng-phủ để duy-trì sự điều-hòa của toàn cơ-thể. (Chi-tiết về Ngũ-hành xin xem thêm phần phụ bản). |
|
| |