[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Archive - read only
Trang Cao Đài » Đạo Cao Đài » Tủ sách » Cứu khổ về xác thịt.
Cứu khổ về xác thịt.
trongtp Thursday, 05-04-2012, 3:40 PM | Message # 1
Colonel
Nhóm: Postor
Bài viết: 164
Danh tiếng: 0
LỜI THUYẾT ÐẠO CỦA ÐỨC HỘ PHÁP



Ðền Thánh, ngày 13 tháng 10 năm Ðinh Hợi (1947)
Vía Ðức Quyền Giáo Tông



Bần Ðạo nhắc lại một lần nữa, khi hiến Tam Bửu thì về chánh tế, khi nào đưa lên tức nhiên trình cho mình biết của Lễ ấy là ý nghĩa gì, đặng cầu nguyện hiến lễ cho Ðức Chí Tôn, khi thấy đưa lên mình cúi đầu dưng vật báu ấy là Tam Bửu cho Thầy.

Bí Pháp rất trọng hệ: Bông là xác (thân hình) khi nào hiến bông tức là hiến cả thi hài cho Chí Tôn làm vật tế lễ cho Ngài. Hiến rượu tức là hiến cả tinh thần trí não của mình. Hiến trà là đem linh hồn mình trọn dâng cho Chí Tôn, chính mình là thi hài con vật, mà vị Chánh tế đưa lên thiên đàng Chí Tôn của Lễ.

Ngày hôm nay là ngày Lễ Kỷ Niệm của Ðức Quyền Giáo Tông là vị Chức Sắc cao trọng của chúng ta. Bần Ðạo giảng tiếp thêm hai chữ: Cứu khổ. Luôn dịp Bần Ðạo tỏ cho toàn Hội Thánh tức là Thánh Thể của Ðức Chí Tôn và toàn con cái của Ngài biết rằng: Người là một chơn linh cao trọng, mặc dầu hình thể đã mất, nhưng khối thiên lương ấy vẫn còn mãi mãi chẳng hề hư hủ bao giờ. Bần Ðạo nói: Chí Tôn đến tình cờ làm cho trí não Bần Ðạo phải bị ngạc nhiên, rồi Bần Ðạo kiếm hiểu trong đôi ba năm sau, mới rõ đặng hai chữ cứu khổ của Chí Tôn.

Lạ thay! Ðức Cao Thượng Phẩm và Ðức Quyền Giáo Tông biết nỗi lòng Chí Tôn khi Người nói hai chữ cứu khổ. Cứu là giúp, khỏi có ám nghĩa đủ năng lực định quyền nhứt đoán. Khổ là đau đớn, đau đớn về tâm hồn, đau đớn về hình thể. Biết người rồi mới thương người được, mới có thể nắm quyền người tu nơi cửa Ðạo, đặng độ rỗi nhơn sanh và chính mình yêu thương sẽ làm môi giới cho chúng ta yêu thương toàn thiên hạ.

Ôi! Hai chữ cứu khổ, nghe hai tiếng ấy những kẻ nào đã chịu những nỗi thống khổ, đau đớn về đạo đức tinh thần, làm như ta khao khát tinh thần việc chi trọng yếu vậy. Chúng ta đương đói mà có người đem bát cơm lại cho ăn, nghe đến mùi vị nó thâm thúy làm sao.

Ôi! Hai chữ cứu khổ, Ðạo lấy hình thể cho người đời dùng, nước Nam dùng rồi tới thiên hạ toàn cầu nhơn loại. Loài người chưa biết tiến hóa đến đặc điểm văn minh, vẫn còn trong vòng nô lệ. Vậy sắc dân yếu hèn, vẫn còn dã man, thô kịch, dốt nát là Việt Nam đã bị nạn, tỷ như người ta bắt người bán mọi buổi nọ. Bần Ðạo đã quan sát cả lịch sử loài người ở Á Ðông thấy như thế, mà Á Châu cũng thế, tự quyền hành bán mọi là đặc sắc hơn hết của Ðế quyền Romain, coi con người không có giá trị bằng con vật, được trọn quyền sanh sát mà người chủ đã mua lại mạng sống của kẻ tôi mọi coi kẻ ấy như con vật. Ðến nay cường quyền Romain phải chịu hủy bỏ việc làm tôi đòi nô bộc. Vậy tôi mọi do nơi mua đặng kẻ khốn khó về làm nô lệ mà thôi, khi ấy Maurice đến đứng tên đường đột đối đầu cùng Hoàng Ðế Romain đặng giải thoát sự đau thảm ấy, sau buổi đó họ coi Maurice dường như Ðức Chí Tôn đến giáng thế, đặng giải thoát cứu khổ cho nhân sanh. Ở Á Ðông nhứt là Trung Hoa chẳng phải nước đặc sắc và trọn yêu thương, nhưng làm nhiều dân tộc hiệp thành một nước Trung Hoa. Nhờ buổi thượng cổ thâu các sắc dân lạc hậu làm nô lệ. Dân tộc ta chịu không nổi phải phản đối để tìm phương giải khổ cho nhau. Bây giờ sự khổ nọ đã tràn vậy. Không lạ chi trước mắt ta đã thấy chúng biết rủ nhau, không làm gì đặng, thì đời phải chịu mai một làm tôi tớ cho nguời khác phải chịu nghèo hèn không sang trọng được.

Thế tình chẳng lạ gì, hễ tới chừng làm chi phi thường thì có một mình độc chiếc cô quạnh không ai nâng đỡ.

Nhìn trong thế gian nầy thấy những kẻ côi cúc đơn cô bị áp bức nên buồn, sự áp bức ấy cột trói vào vòng nô lệ tinh thần của họ, chừng ta ở trong nô lệ, mắt chúng ta đã chán thấy anh em ở chung một nhà, bạn tác với nhau chung chia đau khổ, nghèo hèn có nhau mà còn bị đè nén bằng cách gián tiếp, thế thường cũng chung là nô lệ thì còn ai có quyền hơn về hình thể lẫn tinh thần.

Phật Thích Ca có giải: Sanh, lão, bịnh, tử là bốn cái khổ của con người, mà cả hoàn cầu để cả trí não tinh thần tìm phương trừ diệt sao cho được bốn cái khổ ấy. Tìm phương thế làm cho nhơn sanh sống mỹ mãn. Hết sanh rồi lão, chúng ta thấy các nơi văn minh càng ngày càng tấn tới nữa, thì lo lập các dưỡng lão đường. Các nước trên mặt địa cầu nầy không quốc gia nào không nuôi kẻ già. Ðến bịnh ở một địa cầu nầy, hễ bao nhiêu người là bao nhiêu nhà thương chuyên chú trị an thiên hạ, nếu làm ra không đắc lực thì làm cho nhơn sanh phiến loạn. Ðến tử, các xã hội văn minh đang tìm phương cứu chữa làm sao cái chết con người không có thống khổ quá lẽ và làm sao cho gia đình chủng tộc qui tụ lại thành nước văn minh.

Thế nào làm giảm tứ khổ đó? Duy chuyên chú đặng cải sửa làm cho bớt khổ tinh thần, ấy vậy khổ xác thịt do đâu mà ra là do nơi tại muốn sống cho hạnh phúc hơn người, không có một mãnh lực nào định phận mình, nội công tâm quyết đoán.

Bởi nhơn sanh tự biết mình sang trọng trên vạn vật. Của cải của Chí Tôn để nơi thế nầy đảm bảo sanh mạng con cái Người không đủ, nên có thể nghèo hèn, người sang trọng, kẻ ngu tối, người minh mẫn, có người cho là bất công, mà sự bất công ấy do tại đâu? Do thiếu đạo đức. Muốn trừ khổ ấy phải làm sao? Hiện đương tại mặt địa cầu nầy, các yếu nhơn đã làm gì đặng thâu tâm thiên hạ, định quyền chính trị? Duy có mãnh thương tâm trải thương yêu cho đời xem thấy. Lấy tâm trung chánh thương yêu đặng cứu vớt dân sanh giao sanh mạng họ trong tay làm chủ, làm người điều khiển đặng trị. Hỏi tâm ái truất thương sanh thiên hạ ai dám chắc có, tôi xin đặt một dấu hỏi (?). Phải nhiều gia đình, nếu quyền năng ấy có tâm lý đủ đều xuất hiện chơn thật có thể gieo thương vào lòng dân sanh toàn một nước, kêu gọi dân sanh đối đãi hòa ái cùng nhau chia sống với nhau. Nước nào may mắn được người chủ quyền sáng suốt đoạt đến mục đích, thì quốc dân ấy được hưởng vô cùng hạnh phúc gia đình. Quốc gia, xã hội cũng vậy, chỉ biết mình không biết người, tương tàn tương sát nhau. Vì cớ Ðạo Cao Ðài xuất hiện. Hỏi tại sao có Ðạo Cao Ðài? Khi nào trong gia đình thống khổ, thì có ông cha chung chịu cùng các con để giải khổ cho con. Trong nước nếu nhơn sanh khổ thì vị chủ quyền là Vua hay Giám Ðốc đứng lên cầm quyền nhiếp chánh tìm phương giải khổ cho nhơn sanh.

Hiện giờ đã qua quyền hạn quốc gia xã hội, đến vạn quốc thì ai vi chủ đặng làm được phận sự ấy? Vạn quốc đương thống khổ ai có phận sự dìu dắt họ ra khỏi cảnh khổ, nếu chẳng phải là Ðức Chí Tôn chưa ai vi chủ mặt địa cầu nầy được.

Ấy vậy, trong gia đình thì người Cha chịu khổ với con, các quốc gia và cả toàn dân ở mặt địa cầu nầy chưa ai chia khổ được. Chí Tôn đến đặng kêu gào lòng yêu ái của toàn nhơn loại biết nhìn nhau là anh em, biết thương yêu nhau, binh vực nuôi nấng và tôn trọng nhau, đem hòa ái gieo truyền vào tâm lý loài người mà nói rằng: "Tao là Cha bây, đến đây làm cho bây biết tao, đặng bây biết bây, bao giờ anh em bây biết thương yêu nhau, tức là ông Cha bây giải khổ cho bây về phần hồn và phần xác đó vậy".

 
trongtp Thursday, 05-04-2012, 3:40 PM | Message # 2
Colonel
Nhóm: Postor
Bài viết: 164
Danh tiếng: 0
http://caodaism.org/60/tdhp.htm
 
Trang Cao Đài » Đạo Cao Đài » Tủ sách » Cứu khổ về xác thịt.
  • Page 1 of 1
  • 1
Search: